Một trong những câu hỏi đang được nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhất trong chu trình mang thai là bao nhiêu tuần thì có tim thai? Vậy đâu là câu trả lời hay để giúp các bậc cha mẹ nhận thấy nhịp tim của con mình ngay khi còn nằm trong bụng. Cùng chúng tôi giải đáp câu hỏi trong bài viết dưới đây nhé!
Bao nhiêu tuần thì có tim thai?
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các bà mẹ sẽ dễ dàng biết được giới tính, nhịp tim, sự phát triển của con mình trong lúc mang thai thông qua hình thức siêu âm bằng hình dạng thai nhi mà các bác sĩ đã chuẩn đoán.
Vậy nên để trả lời cho câu hỏi bao nhiêu tuần thì có tim thai? của các ông bố bà mẹ thì các bác sĩ đã nhận định rằng tim thai sẽ xuất hiện vào tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Tuy nhiên, một số các bà mẹ sẽ có thể nghe tim thai của thai kỳ muộn hơn là vào tuần thứ 8 – 10. Vì để nghe được nhịp tim thai rõ ràng nhất khi siêu âm, các bác sĩ sẽ định vị trí thai và đặt máy nghe tim thai, giúp các mẹ cảm thấy hạnh phúc vì có thể “nghe ngóng” được sự sống của “thiên thần nhỏ” trong bụng.
Các mẹ cũng không cần đến bệnh viện nhiều lần để nghe nhịp tim của con khi thai nhi đã ở tuần thứ 20 trở đi vì lúc này tim thai đập rõ và khỏe, các bà mẹ chỉ cần dùng tai nghe hoặc các ông bố có thể áp tai vào bụng mẹ là có thể nghe thấy nhịp tim của con mình.
Ngoài ra, các bà mẹ cũng có thể phán đoán giới tính của con mình qua nhịp tim của thai nhi. Phần lớn nhịp tim của bé trai sẽ mạnh và tần số tương đối chậm (<150) và nhịp tim của bé gái sẽ yếu và tần số tương đối nhanh (>150).
Tuy nhiên nếu nhịp tim của thai nhi đập hơn 180 nhịp/phút thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ nhanh chóng bởi đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe của mẹ hoặc của con nhỏ.
Các giai đoạn phát triển và hình thành của tim thai
- Vào ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai sẽ bắt đầu hình thành hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim.
- Vào tuần thứ 4 – 5 của thai nhi, phôi thai sẽ có chiều dài khoảng 1 cm
- Vào tuần thứ 5 của thai nhi, phôi thai sẽ có chiều dài khoảng 1,25mm, thai nhi bước đầu có hình hài, các ống thần kinh tiếp tục phát triển và phân bổ dọc suốt chiều dài thân. Cùng với đó, bộ phận phần trên cùng của ống thần kinh dần phẳng ra để tạo nên mặt trước của não bộ.
- Vào tuần thứ 7, tim thai đã lớn và phân chia vách, tạo thành hai buồng: tâm thất trái và tâm thất phải.
- Vào tuần thứ 12, tim thai có thể xem như hoàn thiện và tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
- Vào tuần thứ 16, tim thai đã có thể bơm 24l máu/ngày và sẽ tiếp tục tăng thể tích theo tuổi thai.
- Từ sau tuần 16 đến khi em bé chào đời, tim thai sẽ không chỉ dừng lại ở đó mà tiếp tục tăng thêm về kích thước, khối lượng, tim thai đập trung bình từ 120 – 160 lần /phút.
Một số các mốc siêu âm thai nhi quan trọng
- Siêu âm thai từ tuần thứ 11 – 13: Việc siêu âm thai nhi vào thời gian này sẽ giúp các bà mẹ kiểm soát dị tật thai nhi, sàng lọc các nhiễm sắc thể bất thường; Xác định thai đơn hay thai kép; Xác định tuổi thai và ngày sinh dự kiến; Sàng lọc được nguy cơ tiền sản giật,…
- Siêu âm thai từ tuần thứ 18 – 22: Việc siêu âm thai nhi vào thời gian này sẽ giúp các bà mẹ quan sát được hình thái, cấu trúc bộ sọ và não bộ; Quan sát được hệ xương; Quan sát được tim thai, hệ thống động/tĩnh mạch; Đánh giá được tình trạng dây rốn và nước ối,…
- Siêu âm thai từ tuần thứ 30 – 32: Việc siêu âm thai nhi vào thời gian này sẽ giúp các bà mẹ đánh giá cấu trúc thai nhi tương tự ở lần thứ hai; Đánh giá khả năng tuần hoàn của thai nhi; Đánh giá được những bất thường có thể xảy ra do các yếu tố bên ngoài; Phát hiện được tình trạng dây rốn quấn cổ,…
Qua bài viết vừa rồi, hẳn là các bậc cha mẹ đã giải đáp được thắc mắc bao nhiêu tuần thì có tim thai rồi đúng không? Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp bên trên không chỉ đơn thuần là câu trả lời mà nó còn giúp các bà mẹ theo dõi được sức khỏe thai nhi một cách khoa học và hiệu quả. Chúc mẹ có thể tận hưởng trọn vẹn niềm vui có con cùng với người bạn đời của mình nhé!