Khi có tranh chấp về đất đai xảy ra nếu đôi bên không thể giải quyết bằng thỏa hiệp, thương lượng thì sẽ phải nhờ đến sự giải quyết từ chính quyền nhà nước qua đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. Vì là một văn bản pháp lý nên nó yêu cầu cần phải chính xác, hợp pháp. Do đó hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai mới, hợp pháp và chính xác nhất và một số lưu ý khi viết đơn.
Table of Contents
Tìm hiểu về đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
Khái niệm
Trước tiên chúng ta phải hiểu được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai là gì. Đây là một văn bản pháp lý được lập khi các tranh chấp đất đai không thể giải quyết được bằng cách thỏa hiệp và thương lượng của đôi bên và phải nhờ đến sự can thiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên.
Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai là đơn dùng cho một tổ chức hay cá nhân đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý, giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai của tổ chức hay cá nhân đó.
Các trường hợp cần viết đơn
Có một số trường hợp điển hình sau:
Có sự nhầm lẫn ranh giới giữa các mảnh đất, lô đất liền kề thuộc quyền sở hữu giữa các cá nhân hay tổ chức.
Có sự tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu mảnh đất đó.
Phần lớn các tranh chấp đều mong muốn có thể giải quyết nhẹ nhàng nhưng nếu không thể tự giải quyết được thì sẽ phải lập đơn để giải quyết.
Nội dung đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
Do là một văn bản có tính pháp lý nên đơn yêu cầu cần phải đầy đủ những nội dung sau:
Ghi rõ thời gian làm đơn;
Tên cơ quan chức năng tiến hành giải quyết;
Thông tin của người yêu cầu;
Các vấn đề tranh chấp;
Chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất của người đề nghị và giấy tờ liên quan.
Cách viết đơn yêu cầu
Viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai chúng ta sẽ thực hiện theo 4 bước như sau:
Bước 1: Ghi rõ tên cơ quan chức năng giải quyết tranh chấp đất đai.
Bước 2: Ghi tên, nơi ở của người yêu cầu và họ tên, địa chỉ của những người có liên quan đến tranh chấp.
Bước 3: Trình bày đầy đủ nội dung yêu cầu giải quyết như lý do yêu cầu, mục đích yêu cầu là gì và tình trạng tranh chấp đang ra sao. Các sự việc cần trình bày ngắn gọn, súc tích dễ hiểu và sắp xếp theo trình tự thời gian.
Bước 4: Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên đồng thời cũng phải có con dấu xác nhận của chính quyền địa phương.
Nếu đơn do tổ chức lập thì chữ ký phải do người đại diện về pháp luật của tổ chức đó ký và phải có con dấu của tổ chức đó. Còn nếu là cá nhân thì chỉ cần ký tên hoặc điểm chỉ là được.
Bước 5: Giao đầy đủ các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất của người đề nghị và giấy tờ liên quan như sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…Giấy tờ tùy thân của người đề nghị như chứng minh thư, sổ hộ khẩu,…để thuận tiện trong quá trình kiểm tra của cơ quan chức năng và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.
Lưu ý khi viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
Ai có quyền làm đơn yêu cầu
Tranh chấp liên quan đến đất đai thông thường xảy ra giữa các cá nhân hay hộ gia đình. Vấn đề thường là liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc là tranh chấp về ranh giới đất giữa các hộ liền kề.
Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân dẫn đến viết đơn yêu cầu như yêu cầu chứng nhận quyền sử dụng đất, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
Ai có quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Nhà nước khích lệ mọi người giải quyết hòa bình qua thương thảo còn nếu không thể tự giải quyết thì sẽ phải nộp đơn yêu cầu tại Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên là có thể giải quyết. Quá trình giải quyết này được thực hiện không quá 45 ngày kể từ khi ủy ban nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Việc giải quyết phải có biên bản có chữ ký của hai bên liên quan và xác nhận là đã được giải quyết thành công. Biên bản này sẽ được gửi lại hai bên tranh chấp có liên quan và đồng thời Ủy ban nhân dân nơi tranh chấp cũng sẽ giữ một bản và lưu trong kho.
Thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tranh chấp được quy định rõ tại Luật đất đai năm 2013 ở Khoản 3 điều 203 và Nghị Định 43 năm 2014 của Chính phủ.
Nếu kết quả giải quyết tranh chấp của Ủy ban nhân dân xã mà người yêu cầu không đồng ý thì có thể gửi đơn lên cấp cao hơn thậm chí là khởi kiện.
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai hợp pháp và chính xác nhất. Mong các thông tin trên sẽ có ích cho bạn và chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề tranh chấp của mình một cách ổn thỏa nhất.