Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho mỗi gia đình. Khi làm việc gì hoặc có công việc quan trọng gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Cúng Thần Tài đã rất phổ biến trong giới kinh doanh. Họ cúng Thần Tài quanh năm để xin được tài lộc, công ty phát triển. Vậy thì lễ cúng thần tài gồm những gì? những lưu ý cần thiết về lễ cúng thần tài. Theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin này.
Table of Contents
Gợi ý lễ cúng thần tài gồm những gì?
Đối với những người chuẩn bị mâm cúng Thần Tài lần đầu chắc chắn sẽ không khỏi băn khoăn về lễ cúng Thần Tài gồm những gì? Đối với lễ vật cúng Thần Tài hằng ngày, hằng tháng thường khá giản dị, chủ yếu tùy tâm người cúng. Riêng đối với lễ cúng ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm là một lễ rất quan trọng. Theo phong tục dân gian Việt Nam, mâm cúng Thần Tài trong ngày này cần chuẩn bị chu đáo hơn với những lễ vật như sau:
- Nến (đèn cầy), hương thắp (nhang), 3 cốc nước, 3 cốc rượu, gạo tẻ, tiền vàng mã, muối hạt sạch và thuốc lá.
- Thịt heo phải có cả mỡ, nạc, da và 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.
- Hoa tươi, tiền lẻ, 1 đĩa bánh kẹo, 1 quả cau và 1 quả trầu, xôi đậu xanh.
- Sắm lễ cúng Thần Tài có thể có cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi.
Theo nguyên lý Đông Bình – Tây Quả, thường đặt lọ hoa bên tay phải và đĩa trái cây bên tay trái. Các loại hoa nên sử dụng để cúng Thần Tài, Thổ Địa có thể là: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền… Trái cây thì không cần bày quá cầu kỳ như mâm cúng tổ tiên nhưng vẫn phải đủ 5 loại quả.
Ngoài ra, trên bàn thờ Thần Tài, nhiều gia chủ còn đặt thêm ông Cóc ngậm tiền là biểu tượng để tượng trưng cho sự giàu có, tiền bạc. Ông Cóc được để bên trái và ở phía trước Thần Tài: sáng quay Cóc ra ngoài, tối quay Cóc vào trong. Ngoài cùng trên mặt đất, người ta chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng và đổ đầy nước, ngắt những bông hoa trải trên mặt nước.
Ông Địa và Thần Tài được thờ, cúng ở một bàn thờ có ý nghĩa gì?
Ông Địa là vị thần linh có trách nhiệm cai quản các vùng đất mà nơi con người đến sống và làm ăn kinh doanh. Muốn có được sự yên ổn và bình an tại vùng đất đó thì bạn không thể thiếu sự phù trì của ông Địa. Còn Thần Tài là vị thần linh mang đến cho bạn sự thịnh vượng, tài lộc và may mắn cùng với tiền bạc nên khi kết hợp ông Địa và Thần Tài trên cùng một ban thờ mang đến ý nghĩa tâm linh trọn vẹn. Nhằm đem tới mọi sự hanh thông, suôn sẻ và thuận lợi cho con người.
Ông Địa và Thần Tài được thờ tại chung trên một bàn thờ là bởi theo quan niệm dân gian từ thời xưa ông cha ta luôn nhắc nhở rằng “đất thì có thổ công mà sông thì có hà bá”. Nếu bạn muốn làm ăn phát triển tại vùng đất nào đó thì cần phải có thờ cúng cả Ông Địa và Thần Tài.
Trên ban thờ Thần Tài thường được đặt ở vị trí phía tay phải còn ông Địa được đặt ở phía tay trái, phía giữa hai ông sẽ đặt 3 hũ đựng gạo, muối và nước. Các hũ này để trọn vẹn hết một năm mới để đón mừng điều may mắn mới sẽ đến. Phía trước các hũ muối, gạo nước là bát hương và phía trước bát hương là bộ kỷ chén thờ.
Một số điều lưu ý khi chuẩn bị đồ cúng ông Địa và Thần Tài
Tuy có những sở thích về các món ăn khác nhau nhưng ông Địa và Thần Tài đều là các vị thần linh ưa sạch sẽ. Mặc dù đặt bàn thờ ở sát đất nhưng bạn cần phải nhớ rằng luôn giữ sạch sẽ cho không gian xung quanh bàn thờ. Thường xuyên phải tiến hành việc lau dọn ban thờ vào những ngày 30 và 14, trước lễ cúng vào ngày mùng 1 và ngày rằm.
Bạn có thể dùng nước sạch hoặc là nước pha với chút rượu, nước lá thơm và hoa thơm để lau sạch bàn thờ. Trong quá trình lau dọn bàn thờ cần phải hết sức cẩn thận để tránh việc làm xô lệch vị trí của bát hương cũng như những dụng cụ cúng lễ khác.
Việc chuẩn bị đồ cúng ông Địa và Thần Tài cũng cần phải chú ý khi lựa chọn. Ngoài việc chọn đồ lễ có hình thức tươi ngon và bắt mắt ra thì bạn phải nhớ là không được để đồ lễ bị trầy xước, bị ôi thiu hoặc bị hư hỏng. Bởi nếu cúng lễ các món đồ này thì sẽ không biểu hiện được tấm lòng thành của bạn đối với ông Địa và Thần Tài.
Sau khi đã mua đủ các đồ cho lễ cúng về thì cần phải sắp xếp và bày biện cho đẹp, gọn gàng. Vì khi mọi người đến nhà hay đến cửa hàng chỉ cần nhìn vào bàn thờ ông Địa và Thần Tài là đã phần nào đoán được tính cách và sự tinh tế của gia chủ. Nhất là đối với các cửa hàng buôn bán kinh doanh thì bày bàn thờ ông Đại và Thần tài lại càng phải được chú trọng hơn.
Lời kết
Với một số lưu ý để chuẩn bị đồ cúng Thần tài và giải đáp thắc mắc về lễ cúng thần tài gồm những gì? Mong rằng qua bài viết này của chúng tôi bạn sẽ có thể hiểu hơn về lễ cúng thần tài và một số lưu ý cần thiết khi chuẩn bị.