Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình là gì? Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư bao gồm những bước nào? Cấp nào đủ thẩm quyền quyết định phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư? Từ đó, khi đầu tư xây dựng công trình, bạn có được những bước làm đúng theo quy định của Pháp luật.
Table of Contents
Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình là gì?
Luật đầu tư công ban hành năm 2019 có quy định về quyết định chủ trương đầu tư theo một số nội dung mới. Đây là những quyết định của cấp có thẩm quyền về các quyết định có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình. Vậy quyết định chủ trương đầu tư xây dựng công trình được hiểu là gì? Trường hợp dự án nào sẽ thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư xây dựng công trình?
Theo quy định tại điều Khoản 7 Điều 4 Luật Đầu tư công ban hành năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) quy định: chủ trương đầu tư là quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án, nội dung của chương trình đầu tư. Đây sẽ là căn cứ để các cấp lập, trình, phê duyệt quyết định đầu tư xây dựng công trình và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.
Danh mục dự án cần xin phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình
Dự án thuộc quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ sẽ là người quyết định đầu tư những chương trình, dự án sau đây:
- Chương trình vì mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng của Quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư xây dựng công trình;
- Những chương trình thuộc đầu tư công được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
- Những chương trình, dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và vốn ODA. Những chương trình nằm trong các lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, tôn giáo…
Các dự án thuộc quyết định của người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương
- Các quyết định đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý, thuộc nhóm A, nhóm B, nhóm C, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư công.
- Những dự án thuộc nhóm B và nhóm C, được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư cho cơ quan trực thuộc.
Những dự án có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Những dự án, chương trình đầu tư xây dựng công trình đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư;
- Dự án do cấp tỉnh quản lý thuộc nhóm A, nhóm B, nhóm C.
Những dự án thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
- Những dự án, chương trình đầu tư xây dựng công trình đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư;
- Các dự án nhóm B, C do cấp huyện, cấp xã quản lý.
Như vậy, khi bạn muốn đầu tư vào một dự án nhất định mà cần xin phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình thì tùy vào đặc điểm của dự án mà nộp hồ sơ đến cấp có thẩm quyền tương ứng.
Thủ tục quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng
- Hồ sơ, thủ tục xin phê duyệt chủ trương xây dựng công trình được quy định tại Điều 20 Nghị định 40/2020/NĐ-CP với các loại giấy tờ sau:
- Tờ trình quyết định đầu tư chương trình, dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định nộp lên cấp có thẩm quyền.
- Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng công trình của cấp có thẩm quyền.
- Báo cáo về ý kiến thẩm định đối với báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Số lượng hồ sơ cần có là 05 bộ.
- Nếu có yêu cầu bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thì hồ sơ được tách thành dự án độc lập, cụ thể là đối với các dự án sau:
- Những dự án có cấu phần xây dựng phải thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng.
- Những dự án không có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của Pháp luật
- Dự án bồi thường, hỗ trợ hoặc dự án tái định cư, giải phóng mặt bằng và dự án đầu tư xây dựng công trình còn lại được tách riêng từ dự án quan trọng quốc gia. Dự án thuộc nhóm A theo quy định tại Luật Đầu tư, khoản 1 Điều 5.
Qua bài viết, hy vọng bạn đã có thêm thông tin về quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình. Từ đó, dễ dàng hoàn tất các thủ tục theo đúng quy định. Chúc công việc của bạn thuận lợi, suôn sẻ!